Tìm hiểu về ngành kiểm toán là gì và có nên học ngành kiểm toán hay không
Kiểm toán là gì? Ngành kiểm toán độc lập là gì?
Có những loại hình kiểm toán nào? Phan loại hình kiểm toán?
Học ngành kiểm toán ra trường làm gì?
Những trường đại học đào tạo ngành kế toán kiểm toán?
Học kế toán có làm kiểm toán được hay không?

Tìm hiểu về ngành kiểm toán là gì và có nên học ngành kiểm toán hay không
Thi chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề gồm những môn nào? Thi CPA ở đâu? …. Cùng dichvuketoankiemtoantphcm.com Tìm hiểu chi tiết nhất các bạn nhé.
>>> Xem thêm: Top công ty dịch vụ kiểm toán uy tín ở Bà Rịa Vũng Tàu.
Kiểm toán là gì?
Khái niệm kiểm toán được dùng để chỉ các công tác liên quan đến việc thu thập, đánh giá, và xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, có thể xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Kiểm toán là gì
Hiểu một cách đơn giản, kiểm toán là hoạt động kiểm tra, xác minh tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính. Thông qua đó, người làm kiểm toán có thể cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác.
Không chỉ đối với các chủ thể doanh nghiệp, mà kết quả kiểm toán còn có sức ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức đối với cơ quan nhà nước.
>>> Xem thêm: https://dichvuketoankiemtoantphcm.com/bao-gia-kiem-toan-doc-lap-uy-tin-tinh-tay-ninh
Có những loại kiểm toán nào?
Hiện nay, có khá nhiều cách để phân loại kiểm toán, nhưng nếu xét về hình thức kiểm toán thì có 3 loại kiểm toán phổ biến là:

Có những loại kiểm toán nào
Thứ nhất: Kiểm toán Nhà nước
Đây là loại kiểm toán được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán sẽ là những doanh nghiệp nhà nước.
>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm toán tại thành phố Đà Lạt.
Thứ hai: Kiểm toán độc lập
Được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ chính của các kiểm toán viên là kiểm toán những báo cáo tài chính, các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này nhận được sự tin cậy của bên thứ ba hoặc nhà đầu tư.
>>> Xem thêm: dịch vụ kiểm toán độc lập uy tín tỉnh Đăk Nông.
Thứ ba: Kiểm toán nội bộ
Do các kiểm toán viên trong nội bộ tổ chức thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị hoặc Ban Giám đốc. Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ
>>> Xem thêm: https://dichvuketoankiemtoantphcm.com/bao-phi-kiem-toan-tai-thanh-pho-buon-me-thuot-tinh-dak-lak
Kiểm toán viên thực hiện những công việc gì?

Kiểm toán viên thực hiện những công việc gì
Lập ra kế hoạch kiểm toán
Khâu đầu tiên và rất quan trọng của kiểm toán là lập kế hoạch nhằm định hướng cho toàn bộ hoạt động sau này. Nếu kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán tốt, mọi công việc sẽ diễn ra suôn sẻ, dễ dàng ứng phó với các tình huống phát sinh.
Xây dựng nên chương trình kiểm toán
Việc xây dựng chương trình kiểm toán giúp kiểm toán viên thực hiện công việc chặt chẽ và chính xác. Để có thể xây dựng nên chương trình kiểm toán, kiểm toán viên cần phải xác định số lượng và thứ tự các bước, các công việc cần làm kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.
Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán khác nhau
Sử dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập thông tin là công việc trọng tâm của kiểm toán viên, cụ thể như sau:
Kiểm toán cân đối: Dựa trên các phương trình kế toán để kiểm toán.
Đối chiếu trực tiếp: Dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau để đối chiếu một chỉ tiêu.
Đối chiếu logic: Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.
Điều tra: Dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá các đối tượng kiểm toán.
Trắc nghiệm: Tái diễn các hoạt động nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua.
>>> Xem thêm: Kiểm toan dich vu tai Kon Tum.
Ghi chép thông tin kiểm toán
Mọi thông tin thu thập được liên quan đến nhận định và con số, sự kiện đều cần kiểm toán viên phải ghi chép lại. Đây là căn cứ, bằng chứng khách quan rất quan trọng để đưa ra những kết luận kiểm toán.
Đưa ra kết luận và lập báo cáo
Cuối cùng, kiểm toán viên có trách nhiệm đưa ra kết luận kiểm toán. Kết luận này cần được thể hiện ở biên bản hoặc báo cáo kiểm toán. Để đưa ra được kết luận chính xác, kiểm toán viên cần phải:
Xem xét các khoản nợ phát sinh ngoài dự kiến.
Xem xét các sự kiện xảy ra sau khi kết thúc sự kiện.
Đánh giá tính liên tục trong hoạt động của đơn vị.
Tập hợp thư giải trình từ Ban Giám đốc.
Sau khi đã đưa ra kết luận, kiểm toán viên cần tổng kết các kết quả và lập thành báo cáo kiểm toán, để từ đó đưa ra kết luận cuối cùng về báo cáo tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Bang phi kiem toan bao cao tai chinh tai Gia Lai.
Học ngành kiểm toán ra trường làm gì?

Học ngành kiểm toán ra trường làm gì
Theo thống kê của Bộ Tài Chính đến ngày 27/03/2023, tại Việt Nam hiện có khoảng hơn 200 công ty kiểm toán độc lập, cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán.
Và có khoảng hơn 1.500 người có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề cấp nhà nước do Bộ Tài chính cấp. Tuy nhiên, với đất nước hơn 90 triệu dân, có gần một triệu doanh nghiệp, trong đó có hàng nghìn, hàng chục nghìn công ty đại chúng, công ty tham gia trực tiếp trên thị trường tài chính,… thì với vài trăm công ty dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán, với hơn một nghìn kiểm toán viên là quá ít ỏi so với nhu cầu. Vì vậy, trong những năm tới, nhu cầu về kiểm toán viên là rất lớn.
Bên cạnh đó, các công ty kiểm toán, các hãng kiểm toán hàng đầu thế giới tại Việt Nam như: KPMG, Deloitte, PwC, E&Y … hàng năm đều có các chương trình tuyển dụng thực tập sinh có lương và sinh viên vừa mới tốt nghiệp với quy mô lớn. Đây chính là cơ hội để các bạn nắm bắt cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường.
Sinh viên ngành Kiểm toán sau khi ra trường có thể làm việc tại: Công ty kiểm toán độc lập; Cơ quan kiểm toán nhà nước; Cơ quan thuế; Các công ty thuộc tất cả các thành phần kinh tế, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, nông nghiệp; Các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại; Cơ quan thuế; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Các tổ chức kinh tế khác…..
>>> Xem thêm: https://dichvuketoankiemtoantphcm.com/cong-ty-kiem-toan-uy-tin-gia-tot-tinh-binh-thuan
Các trường đào tạo ngành kiểm toán uy tín
Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) là trường đại học nằm trong khối trọng điểm đào tạo về Kinh tế ở Việt Nam.
Trường có thành tựu lớn trong công tác đào tạo ra những cử nhân Kế toán – Kiểm toán với chất lượng cao. Vì vậy sinh viên ngành kiểm toán của Đại học Kinh tế Quốc dân luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp.

Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngành Kiểm toán hiện đang là một “ngành hot” tại Đại học Kinh tế quốc dân và thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Theo Đề án tuyển sinh đại học năm 2024 của Đại học kinh tế quốc dân về ngành Kiểm toán:
Hệ chính quy – Tiếng Việt
Mã ngành: 7340301
Chỉ tiêu: 120 sinh viên
Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07
Hệ chính quy – Tiếng Anh: Chương trình đào tạo cử nhân Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB
Mã ngành: 7340302
Chỉ tiêu: 60 sinh viên
Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07
Điểm chuẩn cho hình thức thi tốt nghiệp THPT của hệ Tiếng Việt và hệ tiếng Anh là 27.20 điểm.
>>> Xem thêm: Kiểm toán tỉnh Ninh Thuận.
Đại học Ngoại thương

Đại học Ngoại thương
Đại học Ngoại Thương cũng là một trong những trường đại học top đầu Việt Nam về đào tạo các khối ngành kinh tế.
Đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, trải nghiệm cùng chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp với các yêu cầu của thị trường lao động hiện đại.
Đại học Ngoại thương là trường đào tạo ngành kiểm toán uy tín thu hút nhiều bạn trẻ theo học.
Tổng chỉ tiêu ngành kiểm toán hệ đại học chính quy của Đại học Ngoại thương năm 2024:
Mã ngành: 7340301
Chỉ tiêu: 100 sinh viên
Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D03, D04, D06, D07
Điểm chuẩn trung bình năm 2023 là 27.45 điểm. Các tổ hợp còn lại chênh lệch giảm dao động trong khoảng 0.5 điểm.
Từ khâu tuyển chọn đầu vào, Đại học Ngoại thương đã gần như dẫn đầu cả nước với ngưỡng điểm là 27.45 điểm. Trường quy tụ rất nhiều “học bá” có thành tích học tập tốt từ khắp các tỉnh thành trên cả nước đến đây để “chọn mặt gửi vàng”.
>>> Xem thêm: Tim Cong ty kiem toan thanh pho Quang Ngai.
Học viện Tài chính
Với danh tiếng là nơi nuôi dưỡng nhân tài xuất sắc, công tác đào tạo kiểm toán tại Học viện Tài chính là xuất phát điểm rất tốt để sinh viên phát triển sự nghiệp của mình sau này; Song song với các chương trình đào tạo, sinh viên còn được tham gia vào nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Chính phủ Việt Nam.

Học viện Tài chính
Hệ Đại học chính quy: (Theo định hướng ICAEW)
Mã ngành: 7340301C22
Chỉ tiêu: 230 sinh viên
Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D07
Chương trình liên kết đào tạo với trường đại học Toulon (Pháp)
Chỉ tiêu: 90 sinh viên cho 3 ngành Kế toán – Kiểm toán – Kiểm soát
Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D07
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) là một trong những ngôi trường danh giá và là top đầu các trường đào tạo ngành kế toán kiểm toán ở khu vực phía Nam.
Với danh tiếng và uy tín của mình trong công tác đào tạo chất lượng trong lĩnh vực kinh tế, UEH là ước mơ của nhiều bạn trẻ muốn khởi đầu sự nghiệp của mình.

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Năm 2024, UEH tuyển sinh với tổng chỉ tiêu tất cả các ngành là 7900 sinh viên, trong đó ngành Kiểm toán:
Mã ngành: 7340302
Chỉ tiêu: 200 sinh viên
Tổ hợp xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT: A00, A01, D01, D07
Điểm trúng tuyển đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT là 26.30 điểm.
Với chương trình đào tạo được phát triển theo xu hướng kiến thức bền vững, giảng dạy các chương trình đào tạo tiên tiến của quốc tế. Sinh viên được trang bị những hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực Kinh tế – Xã hội, có chuyên môn sâu về các lĩnh vực thuộc phạm trù kiểm toán, kế toán, kiểm soát nội bộ. Sinh viên sẽ có khả năng thích nghi cao và phát triển trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa.
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh (HUB) là nơi ươm mầm những cử nhân Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng. Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh cũng là trường đào tạo kiểm toán được rất nhiều phụ huynh và các bạn trẻ lựa chọn.
Năm 2024, tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến tại Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh là 4329 sinh viên. Trong đó, ngành Kế toán:
Mã ngành: 7340301
Chỉ tiêu: 195 sinh viên
Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07
Điểm chuẩn hình thức thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là 23.47 điểm. Điểm chuẩn có xu hướng giảm so với năm 2022 là 25.15 điểm, tuy nhiên các bạn cũng không nên chủ quan.
Là một trong những cơ sở giáo dục top đầu về lĩnh vực kế kiểm, chương trình đào tạo tại trường được thiết kế mật thiết với thực tiễn và liên kết với nhiều tổ chức tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên sâu, hiện đại về kế – kiểm toán. Bên cạnh đó, các bạn còn được rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực nghiên cứu và học tập, thực hành nghề nghiệm tại các doanh nghiệp liên kết.
CPA là gì?
CPA là viết tắt của từ Certified Public Accountants, đây là một chứng chỉ đặc biệt dành riêng cho những người làm trong ngành kế kiểm toán do Bộ Tài chính cấp. Người sở hữu chứng chỉ CPA sẽ được các hiệp hội trong ngành tại nhiều quốc gia công nhận về năng lực chuyên môn. Do đó, họ thường có nhiều cơ hội để chứng tỏ năng lực của bản thân và tìm được nhiều công việc tốt trong ngành.
Hiện nay, có rất nhiều nước công nhận chứng chỉ CPA, nhưng ở mỗi quốc gia sẽ có một số điểm khác nhau. Ví dụ điển hình như CPA của Việt Nam và CPA của Úc. CPA của Việt Nam được Bộ Tài chính tổ chức thi và cấp phép lần đầu vào năm 1994, kèm theo nhiều điều kiện về đạo đức, trình độ học vấn, kinh nghiệm. CPA Việt Nam ngoài được công nhận tại Việt Nam thì đang dần được công nhận tại các nước Đông Nam Á và được công nhận từng phần tại Úc. Còn CPA của Úc do Hội Kế toán công chức Úc tổ chức, ra đời vào năm 1886, thí sinh đăng ký dự thi cần nộp hồ sơ xét tuyển đầu vào đến hội đồng, căn cứ vào bằng cấp và thành tích sau đại học. Người sở hữu CPA Úc được công nhận và có thể làm việc tại trên 120 quốc gia trên thế giới.
Điều kiện thi chứng chỉ CPA Việt Nam
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng. Nếu học các chuyên ngành khác thì tổng số tiết học của các môn: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính và Thuế phải chiếm ít nhất 7% trên tổng số tiết học của cả khóa học.
Có thời gian làm việc thực tế trong ngành tài chính, kế toán từ 36 tháng (3 năm) trở lên, tính từ tháng tốt nghiệp đại học (hoặc tốt nghiệp tạm thời) cho đến thời điểm đăng ký dự thi. Hoặc 48 tháng (4 năm) trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học đến thời điểm đăng ký dự thi đối với người có thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán, ở các doanh nghiệp kiểm toán.
Ứng viên phải đảm bảo quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các quy định pháp luật tính đến thời điểm dự thi. Bên cạnh đó, cần đảm bảo cung cấp đúng, đủ các loại giấy tờ và lệ phí niêm yết trước kỳ thi.
Hồ sơ dự thi chứng chỉ
Có một lưu ý đối với người đăng ký dự thi lấy chứng chỉ CPA đó là cần gửi hồ sơ đến Hội đồng thi do Bộ Tài chính Việt Nam thành lập trước ngày thi ít nhất 30 ngày. Vì vậy, bạn cần lưu ý về thời gian để không bỏ lỡ kỳ thi quan trọng này.
Đối với người đăng ký dự thi lần đầu:
– Phiếu đăng ký dự thi: Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú kèm 1 ảnh thẻ màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai.
– Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú.
– Bản sao bằng tốt nghiệp được quy định tại điều kiện dự thi. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải nộp kèm bảng điểm có chứng thực ghi rõ số tiết của tất cả các môn học. Nếu người dự thi nộp bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ thì phải nộp kèm bảng điểm ghi rõ ngành học có chứng thực.
– 3 ảnh màu (3×4) chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi.
Đối với người đã có chứng chỉ hành nghề kế toán:
– Phiếu đăng ký dự thi: Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú kèm 1 ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai.
– Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú.
– Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề kế toán.
– 3 ảnh màu (3×4) chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐỘC LẬP – DỊCH VỤ BÁO CÁO THUẾ – DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI – TƯ VẤN THUẾ – BÁO CÁO CHUYỂN GIÁ – KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Gmail: dichvuketoankiemtoantphcm@gmail.com
Số điện thoại: 098 225 4812