Dịch vụ kiểm toán
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các công ty thuộc mọi thành phần kinh tế muốn quản lý và điều hành sản xuất – kinh doanh cần phải có thông tin tài chính công ty phản ánh TRUNG THỰC và HỢP LÝ trên các khía cạnh trong yếu, thông tin kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi phải có bên thứ ba độc lập, khách quan, có trình độ chuyên môn để cung cấp thông tin tin cậy.
Chính vì vậy đã hình thành nên loại hình kiểm toán độc lập này, luật pháp nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đã quy định chỉ có các báo cáo tài chính đã được kiểm toán mới có giá trị pháp lý và độ tin cậy.

Dịch vụ kiểm toán
Hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển ở nước ta từ trước ngày giải phóng miền Nam: Các văn phòng hoạt động độc lập với các kế toán viên công chứng hoặc các giám định viên kế toán và cả văn phòng kiểm soát quốc tế như SGV, Arthur Andersen … Sau đó các công ty kiểm toán cũng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng các nhu cầu từ phía các tổ chức kinh tế.
Khái niệm dịch vụ kiểm toán là gì?

Khái niệm dịch vụ kiểm toán là gì
Khái niệm kiểm toán được dùng để chỉ các công tác mà các KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ tiến hành việc thu thập, đánh giá, và xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của doanh nghiệp …. Để từ đó các kiểm toán viên hành nghề làm cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính doanh nghiệp được kiểm toán có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía canh trọng yếu báo cáo tài chính hay không.
Tóm lại
- Kiểm toán là hoạt động kiểm tra, xác minh tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên các khía cạnh trọng yếu BCTC của công ty được kiểm toán.
- Thông qua đó, người làm kiểm toán ( kiểm toán viên hành nghề, các trợ lý kiểm toán viên) có thể cung cấp những thông tin, đưa ra ý kiến kiểm toán TRUNG THỰC và HỢP LÝ về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức được kiểm toán.
Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính gồm những gì
- Bảng cân đối kế toán.
- Bảng cân đối số phát sinh.
- Báo cáo thu nhập (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh).
- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh BCTC.
Đối tượng phải kiểm toán theo quy định hiện hành
Căn cứ Điều 15 Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp, tổ chức nào bắt buộc phải kiểm toán như sau:

Đối tượng phải kiểm toán theo quy định hiện hành
Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
- Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
- Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
- Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
- Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
Vai trò của kiểm toán độc lập là gì?
Vai trò của kiểm toán đối với doanh nghiệp có thể được phân thành các mặt sau, hãy cùng CAF tìm hiểu chi tiết nhất thông qua bài viết này các bạn nhé:
Bảo vệ lợi ích của các bên liên quan bao gồm nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý thuế, cổ đông và các bên liên quan khác; Kiem toan bao cao tai chinh con giup giảm thiểu rủi ro pháp lý bằng cách đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý.

Vai trò của kiểm toán độc lập là gì
Cải thiện quản lý tài chính – kế toán doanh nghiệp, có thể đưa ra khuyến nghị để cải thiện tổ chức, quản lý và hệ thống kiểm soát nội bộ kế toán của doanh nghiệp qua quá trình kiểm toán để từ đó giúp doanh nghiệp tăng tính minh bạch và đáng tin cậy trong việc thực hiện các hoạt động tài chính.
Việc thực hiện kiểm toán tài chính định kỳ rất cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện một cách hiệu quả và bền vững.
Không kiểm toán báo cáo tài chính thì có bị phạt không?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:
- Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Không công khai báo cáo tài chính theo quy định: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mức phạt này nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bố thông tin tài chính của doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích sự trung thực và tuân thủ nghiêm túc các quy định liên quan đến báo cáo tài chính. Các tổ chức và cá nhân nên tuân thủ đúng quy định để tránh vi phạm và chịu mức phạt tương ứng.
Theo quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính, mức phạt sẽ được áp dụng tùy thuộc vào loại hành vi vi phạm.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các trường hợp chi tiết như sau
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
- Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi chi tiết như sau
- Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định.
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính.
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
- Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính.
- Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
Mức phạt như trên nhằm thúc đẩy sự chấp hành và đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ của thông tin tài chính được cung cấp. Các doanh nghiệp và tổ chức cần tuân thủ nghiêm túc quy định để tránh bị xử phạt theo hình phạt quy định.
Các loại hình kiểm toán hiện nay?

Các loại hình kiểm toán hiện nay
Loại hình kiểm toán nội bộ là gì? Những đặc điểm của kiem toan noi bo la gi?
Các hoạt động kiểm toán nội bộ thường được thực hiện bởi các chuyên gia kiểm toán trong nội bộ tổ chức, sau đó báo cáo kết quả kiểm toán cho các cấp quản lý, bao gồm quản lý cấp cao và hội đồng quản trị.
Phạm vi kiểm toán nội bộ thường bao gồm: Đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống kế toán nội bộ, bao gồm các chính sách, quy trình và thủ tục; Đánh giá tính đầy đủ, chính xác của thông tin tài chính và kế toán của tổ chức; Đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động quản lý vận hành của tổ chức, từ đó đưa ra các đề xuất cải thiện.
Đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ các quy định, quy trình và quy chuẩn nội bộ cũng như những quy định pháp luật liên quan.
Loại hình kiểm toán bên ngoài và những đặc điểm của loại hình kiem toan này?
Kiểm toán bên ngoài là quá trình đánh giá và xác thực tính chính xác của các thông tin tài chính và kế toán của một tổ chức bởi một công ty kiểm toán độc lập.
Phạm vi của kiểm toán bên ngoài thường bao gồm các hoạt động như sau: Xác định và đánh giá các thông tin tài chính của tổ chức, bao gồm các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Đánh giá tính chính xác, đầy đủ và hợp lý của các thông tin này, bao gồm việc kiểm tra các ghi chép tài chính, chứng từ, hợp đồng và các tài liệu khác.
Đánh giá tính hợp lý của các ước tính và chính sách kế toán được áp dụng bởi tổ chức.
Đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tổ chức để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính.
Kiểm tra mức độ tuân thủ quy định pháp luật và các quy chuẩn kế toán khác.
Loại hình kiểm toán thuế và những đặc điểm quan trọng
Kiểm toán thuế là quá trình đánh giá và xác định tính chính xác và đầy đủ của các thông tin liên quan đến thuế của một tổ chức.
Phạm vi kiểm toán thuế thường bao gồm các hoạt động sau: Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định thuế của tổ chức; Đánh giá tính chính xác và đầy đủ của báo cáo thuế và các tài liệu liên quan khác; Xác định các sai sót, thiếu sót và rủi ro trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ thuế của tổ chức.
Đánh giá tính phù hợp của các giải pháp và chiến lược thuế được sử dụng bởi tổ chức để đảm bảo tuân thủ các quy định thuế và giảm thiểu rủi ro về pháp lý.
Đưa ra các khuyến nghị để cải thiện quá trình thực hiện các nghĩa vụ thuế của tổ chức và đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của báo cáo thuế.
Loại hình kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán tài chính là quá trình đánh giá và xác định tính chính xác, độ tin cậy và đầy đủ của báo cáo tài chính của một tổ chức.
Phạm vi kiểm toán tài chính thường bao gồm các hoạt động sau: Xác định và đánh giá các thông tin tài chính của tổ chức; Đánh giá tính chính xác, độ tin cậy và đầy đủ của các thông tin tài chính, bao gồm việc kiểm tra các giá trị, số liệu, chứng từ và hồ sơ liên quan.
Xác định và đánh giá các nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện các giao dịch tài chính của tổ chức và đưa ra các khuyến nghị để giảm thiểu rủi ro.
Đánh giá tính phù hợp của các nguyên tắc kế toán được áp dụng bởi tổ chức và đánh giá tác động của các sự kiện kinh tế và các định chế quy định đến báo cáo tài chính của tổ chức.
Các thử nghiệm trong kiểm toán

Các thử nghiệm trong kiểm toán
Phương pháp kiểm toán cơ bản là gì
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 330, phương pháp kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản) là thủ tục kiểm toán được thiết kế, nhằm phát hiện sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dữ liệu.
Toàn bộ đánh giá, phân tích của kiểm toán viên đều phải dựa vào số liệu, thông tin trong báo cáo tài chính và do hệ thống kế toán cung cấp.
Hiện nay, phương pháp thử nghiệm cơ bản gồm 2 loại kỹ thuật kiểm toán: Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát và phương pháp thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản.
Các phương pháp kiểm toán cơ bản
Mỗi phương pháp kiểm toán cơ bản đều có những đặc trưng riêng biệt. Tùy theo quy mô, yêu cầu của các doanh nghiệp để áp dụng phương pháp phù hợp. Cụ thể:
Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát (Kỹ thuật phân tích)
Phân tích đánh giá tổng quát chính là việc xem xét các số liệu trên bản báo cáo tài chính thông qua mối quan hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đó.
Phương pháp này giúp kiểm toán viên khai thác bằng chứng nhanh chóng thông qua việc xác định sai lệch về thông tin, dấu hiệu bất thường trên báo cáo tài chính. Qua đó, kiểm toán viên có thể xác định được quy mô, mục tiêu, khối lượng công việc cần kiểm toán.
Phân tích đánh giá bao gồm 2 phương pháp chính: Phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.
Phân tích xu hướng
Là phương pháp so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu. Phương pháp này giúp kiểm toán viên dễ dàng so sánh để thấy được biến động của 1 chỉ tiêu bất kỳ. Từ đó, định hướng chính xác nội dung kiểm toán và xác định vấn đề cần đi sâu.
Phương pháp phân tích xu hướng.
Phân tích xu hướng giúp thấy được biến động của chỉ tiêu.
Phân tích tỷ suất
Là phương pháp đánh giá dựa trên tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau để phân tích, đánh giá.
Tùy quy mô của từng doanh nghiệp, giới hạn về thời gian, tiền bạc, cũng như trình độ, kinh nghiệm của kiểm toán viên mà tiến hành chọn phân tích 1 nhóm hoặc toàn bộ các tỷ suất sau:
- Khả năng thanh toán.
- Khả năng sinh lời.
- Cấu trúc tài chính.
Phương pháp thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản
Đây là phương pháp kiểm tra chi tiết quá trình ghi chép, thanh toán nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ sách kế toán có liên quan, kiểm tra tính toán, tổng hợp số dư từng khoản.
Ưu điểm của phương pháp này là giúp mang đến bằng chứng kiểm toán có giá trị và sức thuyết phục cao nhất, thích hợp cho các lĩnh vực tiền mặt, ngoại tệ, đá quý. Tuy nhiên, việc thực hiện sẽ tốn nhiều công sức, thời gian và chi phí, nên các doanh nghiệp khi lựa chọn phương pháp này cần lưu ý tìm hiểu kỹ.
Nội dung dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CAF thực hiện
Trên thực tế hiện nay, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính gồm 3 bước như sau:
- Lập kế hoạch.
- Thực hiện kiểm toán.
- Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán.

Nội dung dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CAF thực hiện
Cùng CAF tìm hiểu chi tiết nội dung kiểm toán bao cao tai chinh hiện nay công ty kiểm toán chúng tôi đang thực hiện, chi tiết như sau:
Bước 1: Nhóm kiểm toán và các kiem toan vien hanh nghề tiến hành lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính | Các kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán, cùng với đó là mô tả rõ ràng phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành kiểm toán. Ngoài ra, bản kế hoạch cần đầy đủ và rõ ràng để làm cơ sở cho các bước kiểm toán tiếp theo. Bắt đầu từ thư mời kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ tìm hiểu về khách hàng, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Tiếp theo đó, khi lập kế hoạch các công ty kiểm toán cũng cần có sự chuẩn bị về mặt phương tiện và nhân viên triển khai chương trình. Ngoài ra, công ty kiểm toán và kiểm toán viên cũng cần phải nhận định và đánh giá rủi ro nếu có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu. |
Bước 2: Nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính | Kiểm toán viên sẽ thực hiện theo phương pháp kỹ thuật thích ứng với mỗi đối tượng cụ thể để từ đó thu thập số liệu chính xác. Thực chất, quá trình này là việc triển khai một cách có chủ động và tích cực kế hoạch, chương trình kiểm toán, nhằm đưa ra ý kiến về tính xác thực, hợp lý trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn các kiểm toán viên tiến hành thủ tục kiểm soát, phân tích, kiểm tra chi tiết dựa trên kết quả đánh giá của hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng. |
Bước 3: Kiểm toán viên hành nghề trực tiếp kiểm toán tiến hành tổng hợp và hình thành ý kiến kiểm toán | Sau khi phân tích và đánh giá, các kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận ghi trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Một số công việc cụ thể cần được thực hiện trước khi đánh giá gồm: · Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến · Xem xét sự việc xảy ra sau ngày kết thúc niên độ · Xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị · Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc (nếu có) Sau đó, kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập Báo cáo kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập (nếu có). Kết quả có thể là: Chấp nhận toàn phần hoặc Không chấp nhận toàn phần. |
Bảng giá dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CAF thưc hiện
Loại hình Cty | Báo giá kiểm toán độc lập |
Công ty thương mại – Dịch vụ – Tư vấn | 15.000.000 |
Công ty sản xuất – Gia công | 18.000.000 |
Công ty xây dựng – xây lắp | 24.000.000 |
Trên đây công ty CAF gửi đến quý khách hàng báo giá dịch vụ kiểm toán cơ bản để Doanh Nghiệp tham khảo, Trong quá trình tìm hiểu dịch vụ CAF khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với công ty CAF qua số điện thoại: 098.225.4812 để được tư vấn nhé.
Cách tính phí dịch vụ kiểm toán quyết toán dự án xây dựng hoàn thành?
Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn Nhà nước được quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính, đây là Văn bản mới nhất hiện nay quy định về cách tính phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và phí kiểm toán độc lập.
Theo quy định tại Điều 21, Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính:
Xác định chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán độc lập:
Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và định mức chi phí kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) của dự án cụ thể và tỷ lệ quy định tại Bảng Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
Phi phí kiểm toán dưới đây:
Tổng mức đầu tư (Tỷ đồng) | ≤ 5 | 10 | 50 | 100 | 500 | 1.000 | ≥ 10.000 |
Thẩm tra, phê duyệt (%) | 0,95 | 0,65 | 0,475 | 0,375 | 0,225 | 0,15 | 0,08 |
Kiểm toán (%) | 1,60 | 1,075 | 0,75 | 0,575 | 0,325 | 0,215 | 0,115 |
Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán (ký hiệu là KTTPD) và định mức chi phí kiểm toán (ký hiệu là KKT) được xác định theo công thức tổng quát sau:
Trong đó:
- Ki: Định mức chi phí tương ứng với dự án cần tính (đơn vị tính: %);
- Ka: Định mức chi phí tương ứng với dự án cận trên (đơn vị tính: %);
- Kb: Định mức chi phí tương ứng với dự án cận dưới (đơn vị tính: %);
- Gi: Tổng mức đầu tư của dự án cần tính, đơn vị: tỷ đồng;
- Ga: Tổng mức đầu tư của dự án cận trên, đơn vị: tỷ đồng;
- Gb: Tổng mức đầu tư của dự án cận dưới, đơn vị: tỷ đồng.
Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán của dự án được xác định theo công thức sau:
- Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán tối đa = Ki-TTPD % x Tổng mức đầu tư
- Chi phí kiểm toán tối đa = Ki-KT % x Tổng mức đầu tư + Thuế GTGT
- Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán tối thiểu là năm trăm ngàn đồng; chi phí kiểm toán tối thiểu là một triệu đồng cộng với thuế GTGT.
Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán của hạng mục công trình hoặc gói thầu trong dự án được xác định như sau:
Chi phí hạng mục = Mức chi phí của cả dự án x ( Dự toán của HMCT / Tổng mức đầu tư của dự án)
Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% trở lên so với tổng mức đầu tư thì định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và định mức chi phí kiểm toán được tính bằng 70% định mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp dự án đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán thì định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được tính bằng 50% định mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, chương trình dự án có các tiểu dự án hoặc dự án thành phần quyết định đầu tư riêng thì chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán được tính như một dự án độc lập.
Đối với dự án, tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư độc lập, định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và định mức chi phí kiểm toán được tính tối đa bằng 70% định mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Giới thiệu dich vu kiem toan của Công ty CAF

Giới thiệu dich vu kiem toan của Công ty CAF
Công ty CAF được thành lập bởi đội ngũ Kiểm Toán Viên, Kế Toán Viên, Chuyên Viên Tư Vấn Thuế, các chuyên gia phân tích tài chính có nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín ở Việt Nam, Mỹ, Úc, Singapore …. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề với mong muốn mang dịch vụ kế toán thuế – dich vu kiem toan uy tín đến với quý công ty.
Nhóm các dịch vụ thế mạnh của công ty CAF
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính uy tín.
- Kiểm toán nội bộ trọn gói uy tín.
- Dịch vụ kiểm đếm thực tế hàng tồn kho, tài sản.
- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
- Dịch vụ kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành – kiểm toán xây dựng cơ bản.
- Dịch vụ kế toán thuế trọn gói.
- Dịch vụ báo cáo thuế uy tín.
- Dịch vụ tư vấn chuyển giá, dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
- Dịch vụ thành lập công ty trọn gói.
- Dịch vụ kiểm toán để đấu thầu, kiểm toán báo cáo tài chính để vay ngân hàng.
Thông tin liên hệ dịch vụ kiểm toán công ty CAF
Trụ sở thành phố Hồ Chí Minh: 447/23 Bình Trị Đông, Khu Phố 5, P. Bình Trị Đông A, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
Văn phòng Bắc Sài Gòn: 217/9 đường số 6, Khu Phố 8, P. Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn Phòng Tỉnh Đăk Lăk: 09 Y Út Niê, P. Tân Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột, T. Đăk Lăk
Văn Phòng Tỉnh Bình Dương: 172/75/25 Trần Bình Trọng, p. Phú Thọ, Tp. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
Số điện thoại: 098 225 4812 – Mr Các.
Gmail: dichvuketoankiemtoantphcm@gmail.com.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐỘC LẬP – DỊCH VỤ BÁO CÁO THUẾ – DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI – TƯ VẤN THUẾ – BÁO CÁO CHUYỂN GIÁ – KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Gmail: dichvuketoankiemtoantphcm@gmail.com
Số điện thoại: 098 225 4812